Hệ thống chữa cháy tự động trong quá trình sử dụng phải được kiểm tra định kỳ 1 tháng 1 lần và kiểm tra đột xuất theo yêu cầu bảo vệ. Kiểm tra hệ thống chữa cháy tự động có thể tiến hành đồng thời với việc kiểm tra toàn bộ công trình hoặc tiến hành độc lập kiểm tra hệ thống PCCC và theo trình tự các nội dung dưới đây. Cùng theo dõi nhé.
Nội dung kiểm tra hệ thống chữa cháy tự động
Kiểm tra thực tế hệ thống chữa cháy so với thiết kế, hoàn công và các kiến nghị trong lần kiểm tra trước:
- Kiểm tra trung tâm của hệ thống chữa cháy.
- Kiểm tra hệ thống đường ống, các đầu phun và các thiết bị khác.
- Kiểm tra thiết bị chỉ thị, điều khiển.
Thử thực tế hoạt động của hệ thống chữa cháy:
- Thử trung tâm của hệ thống chữa cháy.
- Kiểm tra chức năng thử tự động của trung tâm. Khi thử lưu ý ngắt báo động để không ảnh hưởng đến sự hoạt động chung.
- Thử sự hoạt động của hệ thống.
Trong quá trình thử thực tế phải ghi các thông số gồm thời gian thử từng đầu phun, tình trạng và vị trí của từng đầu vào biên bản thử nghiệm.
Sau khi kiểm tra xong góp ý và có kết luận:
- Nếu hệ thống hoạt động tốt theo đúng chức năng được thiết kế đề ra thì đề nghị tiếp tục sử dụng.
- Nếu có những sai sót kiến nghị với hội đồng kiểm tra để có biện pháp sửa chữa, khắc phục kèm theo thời hạn sửa chữa khắc phục. Sau khi hết thời hạn sửa chữa khắc phục phải kiểm tra phúc tra lại những sự cố cần sửa chữa.
- Kết quả kiểm tra phải lập bảng theo dõi tình hình hoạt động của hệ thống theo mẫu đã gửi cho từng địa phương.

Bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động
Cần bảo dưỡng các thiết bị nào trong hệ thống chữa cháy tự động và quy trình ra sao?
Thiết bị bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động
Các thiết bị phục vụ công tác kiểm tra hệ thống như: đồng hồ vạn năng, thiết bị đo khí hóa lỏng trong bình, thiết bị đo độ kín đường ống,…
- Máy sấy.
- Bộ dụng cụ cơ khí: kìm nước, cờ lê mỏ lết,…
- Dung môi làm sạch.
- Thang, giàn giáo,…
Các yêu cầu đối với công tác bảo dưỡng:
Một trong những yêu cầu cơ bản đối với các hệ thống chữa cháy tự động là phải có độ tin cậy cao, có khả năng phục vụ lớn. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì khi một hệ thống chữa cháy nào đó được thiết kế mà không có độ tin cậy cao tức luôn có những hoạt động báo giả hoặc khi xảy ra cháy hệ thống chữa cháy tự động lại không làm việc thì rõ ràng là những chi phí cho hệ thống không đạt được mục đích yêu cầu thiết kế đặt ra.
Để đảm bảo cho các hệ thống chữa cháy tự động có độ tin cậy cao, qua thực tế người ta thấy rằng cần phải có những tác động tích cực của chúng ta vào tất cả các giai đoạn dự thảo, thiết kế, thi công lắp đặt và vận hành chúng. Ở đây chúng ta không đi sâu vào những công việc cần làm ở 3 giai đoạn đầu mà chủ yếu nói về giai đoạn vận hành vì phần lớn các công việc ở đây là do chúng ta (những người làm công tác kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy) đảm nhiệm.
Trong giai đoạn vận hành các hệ thống chữa cháy tự động phải tiến hành các biện pháp nhằm đảm bảo sử dụng có kỹ thuật các hệ thống bảo quản, bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa kịp thời có chất lượng với mục đích giữ chúng ở trạng thái luôn luôn sẵn sàng làm việc. Sơ đồ bảo dưỡng các hệ thống chữa cháy tự động có thể biểu hiện như sau:
Trong quá trình bảo dưỡng các hệ thống chữa cháy tự động ta cũng thấy rằng phần lớn các thành phần của chúng bị tác động của môi trường xung quanh như nhiệt độ áp suất, độ ẩm, độ rung, độ bụi,… Cường độ của sự tác động này phụ thuộc vào vị trí, thời gian và điều kiện làm việc của chúng và cuối cùng dễ dẫn đến làm hỏng hóc các thành phần của hệ thống, mất khả năng thực hiện nhiệm vụ đã đặt ra. Như vậy trong quá trình vận hành ở bất kỳ thời điểm nào cũng có thể xảy ra những hỏng hóc. Để loại trừ (khả năng) tình trạng này, nhất thiết phải thường xuyên kiểm tra và đồng thời tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật những thành phần riêng biệt cũng như toàn bộ hệ thống khi phát hiện những sai sót, hỏng hóc thì tiến hành ngay việc sửa chữa để kịp thời đưa hệ thống vào hoạt động trong thời gian nhanh nhất.
>>> Tìm hiểu thêm nội dung: Quản lý các phương tiện PCCC thế nào là đúng quy định.
Nội dung bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động
Hệ thống chữa cháy tự động sử dụng 3 chất chữa cháy chính là: hệ thống chữa cháy bằng nước, bằng bọt và bằng khí. Mỗi hệ thống sẽ có cách bảo dưỡng và một số lưu ý tương ứng.
Bảo dưỡng hệ thống chữa cháy bằng nước
Cũng như các hệ thống báo cháy tự động, các hệ thống chữa cháy tự động nói chung và hệ thống chữa cháy tự động bằng nước nói riêng người ta phân định ra những công việc cụ thể cho từng giai đoạn kiểm tra. Bởi vì chỉ có trên cơ sở đó mới có kế hoạch hóa các công việc cụ thể khi đó chất lượng của công tác kiểm tra mới cao và như vậy tác dụng của hệ thống tự động mới lớn.
Những công việc phải thực hiện hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm:
- Thường phải vệ sinh thiết bị gồm: bơm; trung tâm điều khiển; các đồng hồ áp lực.
- Kiểm tra khả năng làm việc của các máy bơm, độ kín của các điểm nối và các thiết bị kiểm tra, đo của hệ thống.
- Kiểm tra trạng thái của các van khóa.
- Kiểm tra hệ thống đường ống, vòi phun, vòi xối.
- Kiểm tra môi trường lắp đặt, chế độ làm việc của bơm bù, bơm chính hoặc đầu báo cháy, nút ấn báo cháy.
- Kiểm tra sự thích ứng của các thành phần của hệ thống với điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, độ bụi,…
- Kiểm tra áp suất của các áp kế ở trên và dưới van kiểm tra mở máy.
- Đo điện trở cách điện của các mạch điện dây dẫn động của các hệ thống.
Tất cả những công việc được tiến hành theo từng giai đoạn thời gian đều phải ghi vào sổ theo dõi của hệ thống. Khi phát hiện những sai sót phải có biện pháp khắc phục ngay.
Chú ý:
- Trong hệ thống chữa cháy Sprinkler, Drencher trục bơm thường thấp hơn so với nguồn cung cấp nước hay bể nước (không phải mồi nước), hàng ngày phải cho bơm hoạt động 3-5 phút, để bánh công tác trong guồng bơm luôn luôn được rà trơn và bơm làm việc tốt.
- Trong hệ thống chữa cháy Sprinkler, Drencher có nhiều van một chiều, van mở cơ (mở bằng tay) ở các phần đầu vào, đầu ra chủ yếu để phục vụ cho công tác bảo quản bảo dưỡng hệ thống.
- Đối với bơm bù việc bố trí số lượng cũng như vị trí đặt các công tắc khởi động, công tắc áp lực phụ thuộc nhiều vào quan điểm thiết kế và khả năng tài chính của cơ sở.
- Giữa guồng bơm và đường ống phải lắp hệ thống khớp mềm để chống rung.
Bảo dưỡng các hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt:
Bảo dưỡng các hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt bao gồm những công việc như hệ thống chữa cháy bằng nước mà ta đã nói ở trên. Ngoài ra do có một số đặc điểm riêng mà ở hệ thống chữa cháy bằng nước không có nên khi bảo dưỡng cần phải thực hiện thêm những việc làm sau đây:
- Sửa chữa các thiết bị định lượng khi thấy không đảm bảo yêu cầu.
- Đánh giá chất lượng chất tạo bọt (mỗi quý 1 lần).
- Kiểm tra sự làm việc của các thiết bị định lượng, sự hỗn hợp chất tạo bọt với nước theo bồng độ quy định của dung dịch.
Bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự đông bằng khí:
Yêu cầu chế độ bảo quản bảo dưỡng rất cao; chủ yếu là hệ thống kích thích, hệ thống van mở cơ điện và van mở pittong.
Đối với các bình khi đã sử dụng mà nạp lại phải yêu cầu làm đúng kỹ thuật:
- Khối lượng khí cũng như tạp chất trong khí.
- Lá đồng mỏng nằm đệm ở đường ống ra khi bình mồi làm việc van pittong sẽ đâm thủng được.
Kiểm tra định kỳ theo quý sự làm việc của các van mở cơ điện và van pittong.
Trong khi thiết kế lắp đặt phải chú ý:
- Hệ thống tín hiệu báo nguy hiểm trước khi phun khí.
- Phải bố trí hệ thống thông gió cưỡng bức để sau khi hệ thống làm việc thì hút hết khi CO2 ra ngoài.
Kiểm tra và bảo trì hệ thống chữa cháy tự động định kỳ là cách tốt nhất để đảm bảo hệ thống vẫn hoạt động ổn định. Đồng thời, để các thiết bị chữa cháy có thể khắc phục sự cố cháy đúng thời điểm thì cũng cần phải có sự hỗ trợ đắc lực của thiết bị báo cháy GST – thiết bị phát tín hiệu, thông báo đến trung tâm khi phát hiện sự cố cháy. Để được hỗ trợ cung cấp sản phẩm, kiểm tra và bảo dưỡng, bạn hoàn toàn có thể liên hệ trực tiếp đến chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.