Kiểm tra và bảo dưỡng các hệ thống báo cháy tự động

Các thiết bị báo cháy khi sử dụng/làm việc được một thời gian, sẽ không tránh khỏi những hỏng hóc hoặc có thể kém nhạy hơn. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho người dùng nếu có sự cố cháy xảy ra, vì vậy việc kiểm tra và bảo dưỡng các hệ thống báo cháy tự động là vô cùng cần thiết. Chỉ cần tốn một chút thời gian để đảm bảo rằng hệ thống báo cháy vẫn hoạt động bình thường, ổn áp sẽ giúp bạn yên tâm và có thể ứng phó kịp thời trong mọi tình huống bất ngờ.

Kiểm tra và bảo dưỡng các hệ thống báo cháy tự động
Kiểm tra và bảo dưỡng các hệ thống báo cháy tự động

Nội dung kiểm tra hệ thống báo cháy tự động

Chế độ kiểm tra thi công:

  • Nắm bắt tiến độ, tình hình thi công và những khó khăn trong quá trình thi công hệ thống báo cháy tự động.
  • Kiểm tra thực tế công trường: so sánh thực tế thi công với hồ sơ thiết kế được duyệt. Đặc biệt chú ý tới phương pháp lắp đặt các thiết bị trong hệ thống, chủng loại vật tư thiết bị so với hồ sơ thiết kế,…
  • Trường hợp có sự thay đổi, bổ sung thiết kế so với hồ sơ gốc, cần yêu cầu chủ đầu tư và cơ quan thiết kế phải thiết kế, lắp đặt bổ sung và phải gửi phần thiết kế bổ sung đến cơ quan PCCC để thẩm duyệt.

Chế độ kiểm tra hàng ngày:

  • Kiểm tra số lượng, vị trí lắp đặt, chủng loại của các thiết bị.
  • Kiểm tra trung tâm báo cháy:
    • Hiển thị chế độ làm việc thường trực.
    • Nơi lắp đặt không được có các vật khác che chắn, lối vào phải thông thoáng.
    • Kiểm tra chế độ nguồn cho trung tâm.
  • Kiểm tra hệ thống cáp, các đầu báo cháy và các thiết bị khác: phải đảm bảo được lắp đặt theo đúng thiết kế và hoàn công, các thiết bị khác không được tháo rời ra khỏi hệ thống, các thiết bị phải luôn đảm bảo sạch sẽ.
  • Kiểm tra các thiết bị chỉ thị, điều khiển: vị trí lắp đặt và chế độ hiển thị của thiết bị hiển thị phụ, chuông, đèn báo cháy,…

Chế độ kiểm tra định kỳ và đột xuất:

Ngoài các công việc kiểm tra hàng ngày, ở chế độ kiểm tra này phải thực hiện thêm các nội dung sau:

  • Kiểm tra chế độ làm việc của đầu báo cháy, của nút ấn báo cháy, chuông, đèn báo cháy, trở kháng cuối kênh.
  • Kiểm tra trung tâm báo cháy: các chế độ làm việc, chức năng tự động kiểm tra hệ thống, chức năng thẩm định cháy, chức năng báo động, chỉ thị cháy, chức năng liên lạc trong nội bộ hệ thống, chức năng truyền tin, các loại tín hiệu điều khiển thiết bị ngoại vi, chức năng báo lỗi, tiếp đất bảo vệ,…
  • Kiểm tra hệ thống liên kết: gồm cáp, dây tín hiệu, hộp kỹ thuật để đảm bảo độ cách điện giữa các dây với dây, dây với đất, đảm bảo hạn chế được điện trở tiếp xúc ở các vị trí nối dây.
  • Kiểm tra sự phù hợp của môi trường lắp đặt tới các thiết bị trong hệ thống.
  • Thử sự hoạt động của tổng thể các thiết bị trong hệ thống: dùng thiết bị thử đầu báo cháy khói và đầu báo cháy nhiệt để thử lần lượt tất cả các đầu báo cháy. Đối với kiểm tra đột xuất phải đảm bảo số lượng đầu báo cháy được thử là 10% số đầu báo của hệ thống, của các kênh. Đầu báo cháy khói phải tác động trong thời gian 60 giây, các đầu báo nhiệt phải tác động trong vòng 120 giây. Trong mọi trường hợp trung tâm báo cháy đều phải phát tín hiệu báo cháy và chuông đều phải kêu…

Bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động

Thiết bị bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động

  • Các thiết bị phục vụ công tác kiểm tra hệ thống như: đồng hồ vạn năng, thiết bị thử đầu báo cháy khói, nhiệt.
  • Máy sấy.
  • Bộ dụng cụ cơ khí tháo lắp các loại đầu báo cháy.
  • Dung môi làm sạch.
  • Thang, giàn giáo,…

Các yêu cầu với công tác bảo dưỡng:

  • Đảm bảo sau khi bảo dưỡng các tính năng kỹ thuật ban đầu được khôi phục và duy trì.
  • Không làm biến dạng, thay đổi đặc điểm kỹ thuật của thiết bị.
  • Đưa các thiết bị của hệ thống về điều kiện làm việc tiêu chuẩn (điều kiện về điện cũng như điều kiện môi trường,…).

Nội dung bảo dưỡng các thiết bị trong hệ thống:

  • Bảo dưỡng đầu báo cháy khói.
  • Bảo dưỡng đầu báo cháy nhiệt.
  • Bảo dưỡng trung tâm báo cháy.
  • Bảo dưỡng nút ấn báo cháy.
  • Bảo dưỡng chuông, đèn báo cháy.
  • Bảo dưỡng hộp kỹ thuật.
  • Bảo dưỡng cáp và dây tín hiệu.

>>> Xem tiếp các quy trình bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động tại đây.

Việc kiểm tra và bảo trì các hệ thống báo cháy tự động cần được thực hiện theo quy trình rõ ràng để đảm bảo rằng các thiết bị đều hoạt động bình thường hoặc phát hiện nhanh sự hỏng hóc ở một số thiết bị trong hệ thống. Thiết bị báo cháy GST – thiết bị phòng cháy, chữa cháy uy tín và đạt chất lượng chuẩn Châu Âu sẽ khiến bạn hoàn toàn hài lòng. Mức giá phù hợp kèm với chế độ bảo hành chính hãng và chăm sóc khách hàng tốt tại HTH. Liên hệ ngay để được hỗ trợ đặt hàng nhanh chóng.