Hầu hết trong các công ty, xí nghiệp, và ngay cả trong các hộ gia đình,… đều được trang bị các thiết bị để phòng cháy, ngăn chặn các tình huống không mong muốn xảy ra. Hiện nay, để giúp người dùng yên tâm hơn và phát hiện ra các nguy cơ bùng cháy kịp thời thì hệ thống báo cháy tự động thông minh đã có mặt rộng rãi. Vậy hệ thống báo cháy tự động là gì, tác dụng như thế nào và có bao nhiêu loại? Thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ngay bên dưới.

Nhiệm vụ và phân loại
Hệ thống báo cháy tự động có nhiệm vụ phát hiện và thông báo địa điểm cháy. Tuy nhiên, hệ thống báo cháy tự động được chia thành nhiều loại và tùy vào từng loại mà sẽ có nhiệm vụ tương ứng.
Nhiệm vụ
Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống thiết bị có nhiệm vụ tự động phát hiện và thông báo địa điểm cháy. Ngoài nhiệm vụ cơ bản trên ra, tùy từng loại hệ thống báo cháy tự động mà nó còn có thể thực hiện các nhiệm vụ khác như:
- Tự động kiểm tra tình trạng làm việc, điều kiện môi trường làm việc của hệ thống theo định kỳ hoặc theo yêu cầu.
- Tự động truyền tin báo cháy, tin về tình trạng của hệ thống đi xa (qua các thiết bị truyền tin hoặc qua mạng Internet…).
- Tự động tạo ra các tín hiệu để điều khiển các thiết bị ngoại vi của hệ thống báo cháy tự động nhằm thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó.
Để thực hiện được nhiệm vụ trên, các hệ thống báo cháy tự động đều bao gồm các thiết bị sau: Trung tâm báo cháy tự động, các đầu báo cháy tự động, các hộp nút ấn báo cháy, các thiết bị báo động, chỉ thị, cáp và dây tín hiệu, nguồn điện,… Tất cả các bộ phận trên được liên kết với nhau thành một hệ thống để thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra.
Phân loại
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam sử dụng rất nhiều loại hệ thống báo cháy tự động của nhiều hãng, nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, để phân loại các hệ thống này, chúng ta có thể dựa trên các phương pháp sau:
Theo nguyên lý làm việc của đầu báo cháy, có 4 loại:
- Hệ thống báo cháy tự động nhiệt.
- Hệ thống báo cháy tự động khói.
- Hệ thống báo cháy tự động lửa (ánh sáng).
- Hệ thống báo cháy tự động hỗn hợp.
Theo đặc điểm kỹ thuật của hệ thống báo cháy, có 2 loại:
- Hệ thống báo cháy tự động theo vùng (hệ thống báo cháy tự động thông thường – Convertional fire alarm system): là hệ thống báo cháy tự động có chức năng báo cháy tới một khu vực, một địa điểm (có thể có một hoặc nhiều đầu báo cháy). Diện tích bảo vệ của một khu vực có thể từ vài chục đến 2000m2 (tùy thuộc đặc điểm của khu vực đó).
- Hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ (Addressable fire alarm system): là hệ thống báo cháy tự động có khả năng báo cháy chính xác đến từng vị trí từng đầu báo riêng biệt (từng địa chỉ cụ thể). Diện tích bảo vệ của một địa chỉ báo cháy thường trong khoảng vài chục m2 (tùy thuộc vào từng loại đầu báo). Cá biệt có thể đến vài trăm m2.
Trong hai phương pháp phân loại trên thì phương pháp thứ hai là phương pháp phân loại phổ biến và thường dùng nhất.
Có thể bạn cần: Sơ đồ và nguyên lý làm việc của hệ thống báo cháy tự động thông thường.
Thông số và yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy
Lựa chọn hệ thống báo cháy phù hợp, thông qua việc hiểu rõ về thông số và các yêu cầu kỹ thuật của hệ thống báo cháy.

Thông số kỹ thuật
Dung lượng của hệ thống báo cháy tự động
Dung lượng của hệ thống báo cháy tự động theo vùng: là số vùng (khu vực) báo cháy tối đa của trung tâm báo cháy tự động:
- Hệ thống của Nhật: số vùng thường có là 5, 10, 15, 20,…
- Hệ thống của Mỹ: số vùng thường có là 2, 4, 6, 8,…
Dung lượng của hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ: là số địa chỉ đầu báo cháy, địa chỉ nút ấn báo cháy, địa chỉ các modul điều khiển thiết bị ngoại vi,… có thể kết nối tối đa với trung tâm. Thông số này phụ thuộc vào đặc tính kỹ thuật và khả năng kết nối của trung tâm báo cháy:
- Hệ thống báo cháy địa chỉ không nối mạng: 127, 254, 255, 510, 1020,… địa chỉ.
- Hệ thống báo cháy địa chỉ có nối mạng: bội số của 254 (tối đa 64 lần).
Thời gian tác động của hệ thống báo cháy tự động
Thời gian tác động của hệ thống báo cháy tự động là khoảng thời gian được tính từ khi thông số môi trường đặt đầu báo cháy đạt giá trị ngưỡng làm việc cho đến khi trung tâm báo cháy phát ra tín hiệu báo cháy.
τht = τđb + τtr + τxl’s (1.1)
Trong đó:
- τđb: thời gian tác động của đầu báo cháy, s.
- τtr: thời gian truyền tín hiệu, s.
- τxl: thời gian xử lý tín hiệu, s.
Cụ thể là:
- Tín hiệu truyền là tín hiệu lan truyền với tốc độ ánh sáng nên: τtr ≈ 0s.
- Trung tâm báo cháy cấu tạo từ các linh kiện điện tử nên thời gian xử lý tín hiệu của trung tâm báo cháy τxl ≈ 0 , s.
- Do đó thời gian tác động của hệ thống báo cháy tự động τht ≈ τđb.
Trong thực tế thời gian tác động của các loại đầu báo cháy đều không quá 2 phút, nên thời gian tác động của hệ thống báo cháy tự động không quá 2 phút.
Điện áp nguồn của hệ thống báo cháy tự động
- Nguồn điện cấp cho hệ thống báo cháy tự động là nguồn điện cấp cho trung tâm báo cháy, trung tâm báo cháy sẽ cấp các mức điện áp cần thiết cho các thiết bị trong hệ thống.
- Do hệ thống báo cháy tự động là các thiết bị được sử dụng rộng rãi trong xã hội nên dùng nguồn điện dân dụng, phổ thông. Nguồn điện xoay chiều thường có giá trị 110; 220 VAC/50Hz. Nguồn điện dự phòng của hệ thống thường là ắc quy, pin khô 12, 24 VDC.
Nhiệt độ môi trường làm việc của hệ thống báo cháy tự động: Nhiệt độ môi trường làm việc của các thiết bị trong hệ thống báo cháy tự động thường từ 0 – 40 độ C, cá biệt có thể làm việc ở trong các môi trường đặc biệt dưới 0oC hoặc trên 100oC.
Độ ẩm môi trường làm việc của hệ thống báo cháy tự động: Độ ẩm môi trường làm việc của các thiết bị trong hệ thống báo cháy tự động thường cho phép đến 98%, cá biệt có các loại có thể đặt trong môi trường có độ ẩm rất cao.
Trở kháng đường dây tín hiệu của hệ thống báo cháy tự động
Trở kháng đường dây tín hiệu báo cháy của hệ thống báo cháy tự động tùy thuộc vào đặc điểm kỹ thuật của từng hệ thống báo cháy cụ thể. Ví dụ:
- Với hệ thống báo cháy Hochiki – Nhật trở kháng đường dây tín hiệu báo cháy không quá 100Ω.
- Với hệ thống báo cháy Nohmi – Nhật trở kháng đường dây tín hiệu báo cháy không quá 50Ω,…
Yêu cầu kỹ thuật
- Phát hiện ra cháy nhanh chóng, chính xác theo các chức năng đã được đề ra.
- Chuyển tín hiệu báo động cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những người xung quanh có thể thực hiện ngay các biện pháp thích hợp.
- Có khả năng chống nhiễu tốt.
- Báo hiệu nhanh chóng và rõ ràng mọi trường hợp sự cố của hệ thống.
- Không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống khác lắp đặt chung hoặc riêng rẽ.
- Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện ra cháy.
- Những tác động bên ngoài gây ra sự cố cho một bộ phận của hệ thống không được gây ra những sự cố tiếp theo trong hệ thống.
- Hệ thống báo cháy tự động phải đảm bảo độ tin cậy, phải thực hiện đầy đủ các chức năng đã đề ra.
- Làm việc trong mọi điều kiện không phụ thuộc vào nguồn điện: do vậy phải có 2 nguồn điện riêng biệt là:
- Nguồn chính xoay chiều là 110 hoặc 220 VAC / 50Hz.
- Nguồn điện dự phòng 12 hoặc 24 VDC.
- Tín hiệu khi báo cháy và tín hiệu báo sự cố phải khác nhau.
- Các đầu báo cháy phải có đèn chỉ thị khi tác động.
- Mạch tín hiệu báo cháy phải được kiểm tra tự động về tình trạng kỹ thuật theo suốt chiều dài của mạch.
- Các thiết bị trong hệ thống phải phù hợp về các thông số như: điện áp cấp, phương pháp phát hiện sự cố, loại tín hiệu sử dụng,…
Các yêu cầu kỹ thuật cụ thể cho từng thiết bị trong hệ thống như: trung tâm báo cháy, đầu báo cháy, hộp nút ấn báo cháy, dây và cáp tín hiệu, nguồn điện và tiếp đất bảo vệ tham khảo trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738 – 2001. Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật.
Bạn cần gì, nhà nhập khẩu và phân phối HTH đều có. Sở hữu thiết bị báo cháy GST để có những trải nghiệm thật tuyệt vời, liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất bạn nhé!