Nhiệm vụ và nguyên lý làm việc của hệ thống chữa cháy tự động

Hiện nay các sự cố cháy luôn luôn rình rập, có thể xảy ra bất cứ lúc này. Việc phát hiện và chữa cháy kịp thời nhằm đảm bảo những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Đi kèm với hệ thống báo cháy tự động là hệ thống chữa cháy tự động, thường được sử dụng phổ biến nơi các tòa nhà cao tầng, nhà xưởng, công trình,… Trong bài viết này, HTH sẽ nói rõ hơn về nhiệm vụ và nguyên lý làm việc của hệ thống chữa cháy tự động. Theo dõi đến cuối bài viết nhé.

Nhiệm vụ và nguyên lý làm việc của hệ thống chữa cháy tự động
Nhiệm vụ và nguyên lý làm việc của hệ thống chữa cháy tự động

Nhiệm vụ, phân loại và yêu cầu kỹ thuật của hệ thống chữa cháy tự động

Hệ thống chữa cháy tự động là gì và được sử dụng trong những trường hợp nào. Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Nhiệm vụ của hệ thống chữa cháy tự động

Hệ thống chữa cháy tự động (CCTĐ) là tổng hợp các thiết bị kỹ thuật chuyên dùng, đường ống và chất chữa cháy được điều khiển tự động để dập tắt các đám cháy hoặc ngăn chặn cháy lan khi xảy ra cháy.

Hệ thống chữa cháy tự động bao gồm các thành phần sau: thiết bị chứa chất chữa cháy, bộ phận tạo năng lượng để đưa chất chữa cháy tới đám cháy, thiết bị vận chuyển chất chữa cháy, thiết bị phun chất chữa cháy, thiết bị điều khiển và các thiết bị phụ trợ khác.

Phân loại hệ thống chữa cháy tự động

Theo chất chữa cháy sử dụng của hệ thống:

  • Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước.
  • Hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt.
  • Hệ thống chữa cháy tự động bằng bột.
  • Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí.

Theo phương pháp chữa cháy của hệ thống:

  • Hệ thống chữa cháy tự động theo bề mặt.
  • Hệ thống chữa cháy tự động theo thể tích.
  • Hệ thống chữa cháy tự động cục bộ theo điểm.

Theo phương pháp kích thích, điều khiển hệ thống:

  • Hệ thống chữa cháy tự động khởi động bằng dây dẫn động có khóa nóng chảy.
  • Hệ thống chữa cháy tự động khởi động bằng hệ thống Sprinkler.
  • Hệ thống chữa cháy tự động khởi động bằng hệ thống báo cháy tự động.

Yêu cầu kỹ thuật

  • Làm việc với độ tin cậy cao.
  • Phải có độ bền và khả năng phục vụ lâu dài.
  • Phải an toàn đối với người sử dụng.
  • Phải có khả năng hồi phục sau khi chữa cháy.

Hệ thống chữa cháy tự động được sử dụng ở tất cả các trường hợp khi:

  • Sự phát triển của cháy có thể dẫn đến nổ, phá hủy lớn và gây thiệt hại về tính mạng con người.
  • Cháy có thể dẫn đến phá hủy chế độ làm việc bình thường của hệ thống thiết bị kỹ thuật làm cho toàn bộ quy trình công nghệ ngừng hoạt động (trạm bơm, trạm khí,…)
  • Cháy có thể gây thiệt hại về tài sản.
  • Trong phòng có số lượng lớn các bể chứa có mạng đường ống phân chia, nhiều van đóng mở, thiết bị kiểm tra và điều chỉnh và kể cả các thiết bị mà trong đó có sản phẩm nguy hiểm cháy dưới một áp suất lớn và nhiệt độ cao.
  • Các cơ sở sản xuất và các phân xưởng được tự động hóa toàn bộ, không có nhân việc phục vụ thường xuyên hoặc định kỳ.
  • Cháy có thể dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế (cơ sở có hàng hóa – vật chất giá trị lớn, các phòng sản xuất – mà trong đó tải trọng của các chất cháy đạt đến 100kg/m2 trở lên).

>>> Xem tiếp: Công dụng và phân loại hệ thống chữa cháy tự động bằng nước.

Sơ đồ khối – nguyên lý làm việc của hệ thống chữa cháy tự động

Thông qua sơ đồ khối, chúng ta có thể dễ dàng hình dung được vị trí và cách thức hoạt động của từng thiết bị chữa cháy.

Sơ đồ khối

Sơ đồ khối của hệ thống chữa cháy tự động
Sơ đồ khối của hệ thống chữa cháy tự động
  • Nguồn điện có nhiệm cụ cung cấp năng lượng cho hệ thống hoạt động, có hai nguồn độc lập là nguồn điện xoay chiều 220V và nguồn ắc quy dự phòng. Nguồn điện có dòng rất lớn so với của hệ thống báo cháy tự động.
  • Thiết bị vận chuyển chất chữa cháy bao gồm: máy bơm, bể khí nén hoặc áp lực trong đường ống của dòng khí vận chuyển, có nhiệm vụ phân phối chất chữa cháy từ thiết bị chứa chất chữa cháy đến các van lựa chọn khu vực và thiết bị phun chất chữa cháy.
  • Trung tâm điều khiển chữa cháy tự động có nhiệm vụ hiển thị trạng thái và tự động chuyển chế độ làm việc cho hệ thống. Mỗi chế độ làm việc khác nhau, trung tâm sẽ tạo ra những tín hiệu tương ứng để điều khiển sự làm việc của các thiết bị trong hệ thống làm việc theo một chương trình nhất định. Trung tâm điều khiển được kích thích nhờ tín hiệu từ các cảm biến cháy (đầu báo cháy,…) đưa về.
  • Thiết bị chứa chất chữa cháy có thể là: bể chứa nước, bể đựng chất tạo bọt, bình chứa bột, bình khí nén ngoài ra còn có các nguồn nước, ao, hồ, giếng, đường ống dẫn nước lớn cho hệ thống làm việc.
  • Thiết bị phun chất chữa cháy vào đám cháy là tổng hợp tất cả các đường ống trong mạng và các vòi phun. Có nhiệm vụ phun chất chữa cháy vào đám cháy đảm bảo dập tắt đám cháy theo yêu cầu bảo vệ.

Nguyên lý làm việc của hệ thống chữa cháy tự động

Bình thường hệ thống chữa cháy tự động ở chế độ thường trực, trung tâm điều khiển hệ thống sẽ hiển thị và giám sát trạng thái làm việc của các khối chức năng trong hệ thống.

Khi có cháy xảy ra trong các khu vực bảo vệ, các yếu tố môi trường cháy thay đổi đạt đến ngưỡng làm việc của các đầu báo cháy thì các đầu báo cháy làm việc tạo ra tín hiệu truyền về trung tâm điều khiển. Trung tâm điều khiển sẽ xử lý tín hiệu truyền về để phát lệnh báo động, chỉ thị khu vực xảy ra cháy đồng thời tạo ra các tín hiệu điều khiển thiết bị ngoại vi để điều khiển các rơle làm việc. Rơle làm việc sẽ kích thích các thiết bị truyền dẫn để mở các van lựa chọn khu vực chữa cháy và khởi động các thiết bị vận chuyển đưa chất chữa cháy từ thiết bị chứa qua hệ thống đường ống, qua các van lựa chọn khu vực chữa cháy đến vòi phun vào đám cháy.

Tham khảo thêm một số sản phẩm thiết bị báo cháy GST ngay bên dưới:

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc về cách thức hoạt động của hệ thống chữa cháy tự động. Nếu bạn quan tâm và có nhu cầu lắp đặt, liên hệ ngay đến HTH để được hỗ trợ và tư vấn.